image advertisementanh tin baiimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin baiimage advertisement
image advertisementanh tin baiimage advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chuyển biến trong thực hiện nếp sống văn hóa cộng đồng, văn minh lễ hội
Lượt xem: 3691

Chuyển biến trong thực hiện nếp sống văn hóa cộng đồng, văn minh lễ hội

Với hệ thống hành lang pháp lý ngày càng hoàn thiện; công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức được triển khai thường xuyên, diện mạo nếp sống văn hóa cộng đồng, văn minh lễ hội ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực; trong đó, xuất hiện nhiều mô hình tiêu biểu, tích cực cần được lan tỏa, nhân rộng…

Nhiều lễ hội thu hút đông người ngày càng được tổ chức văn minh, bài bản và đi vào nề nếp.

Nề nếp, văn minh

Trong những năm qua, Bộ VHTTDL đã chủ động ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Các nội dung quan trọng này cũng được Bộ VHTTDL lồng ghép và đưa thành một trong những tiêu chí, tiêu chuẩn để xét và công nhận các danh hiệu văn hóa.

Đặc biệt, sự ra đời và đi vào thực tiễn của những hành lang pháp lý như Nghị định số 110/2018/NĐ-CP về quản lý và tổ chức lễ hội; Nghị định số 122/2018/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”; cùng các văn bản quy phạm về xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước… càng tạo thêm nền tảng cho những chuyển biến tích cực trong thực hiện nếp sống văn hóa trong cộng đồng. Các văn bản đã lồng ghép nội dung hướng dẫn, tổ chức việc cưới trang trọng, vui tươi; việc tang tổ chức trang nghiêm, tiết kiệm, loại bỏ các tập tục, tập quán lạc hậu, khuyến khích sử dụng vòng hoa luân chuyển, thực hiện hỏa táng…

Bộ VHTTDL cũng đã xây dựng nhiều đề án, đề tài, hội thảo khoa học, tọa đàm nghiên cứu những giá trị cần phát huy, những hủ tục cần loại bỏ trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Trong đó, phải kể đến những hội thảo có nội dung thiết thực, với trọng tâm là tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cưới văn minh, tiết kiệm; đám tang hỏa táng, điện táng và các giải pháp chính sách hỗ trợ nhân dân; tọa đàm về ứng xử văn minh trong lễ hội…

Theo các nhà quản lý, chuyên gia, những chuyển biến rõ nét một phần cơ bản bắt nguồn từ việc đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng. Đáng chú ý, bên cạnh hình thức tuyên truyền cổ động trực quan, vận động tại cơ sở, nhiều cơ quan báo chí đã xây dựng, duy trì thường xuyên các chuyên trang, chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền xây dựng nếp sống văn minh, tiết kiệm, đấu tranh, phê phán, loại bỏ những hủ tục lạc hậu, lối sống phô trương, hình thức, lạc hậu, mê tín dị đoan, trái với thuần phong mỹ tục. Các mô hình cưới, tang văn minh, tiết kiệm; các cá nhân, tập thể gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh góp phần tích cực đẩy lùi suy thoái đạo đức, lối sống đã được biểu dương kịp thời.

Những mô hình tiêu biểu có thể kể đến như đám cưới tập thể, mô hình tổ chức cưới theo nếp sống mới “Đám cưới văn minh, tiết kiệm”, không ăn uống linh đình, không thuốc lá, không uống rượu bia, mở nhạc không quá 22h đêm. Việc tang được tổ chức văn minh, trang trọng, không cỗ bàn dềnh dang, loại bỏ hủ tục… Nhiều lễ hội trước đây còn diễn ra các hiện tượng không phù hợp với đời sống văn minh, hiện đại cũng đã và đang “gạn đục khơi trong”, trả lễ hội về với cộng đồng và giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống.

Khắc phục những bất cập

Bên cạnh những chuyển biến tích cực, góp phần xây dựng con người có lối sống, nếp sống văn hóa lành mạnh, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội thời gian qua vẫn bộc lộ những bất cập cần tiếp tục có giải pháp khắc phục. Đâu đó vẫn còn những tập tục lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa; một số địa phương, gia đình còn tổ chức cưới phô trương, hình thức, mời khách tràn lan; đám tang còn tổ chức kéo dài, sử dụng nhiều vàng mã, ăn uống dềnh dang…

Một trong những nguyên nhân được chỉ rõ: Việc cưới, việc tang vốn là những tập tục tồn tại từ lâu đời đã ăn sâu bén rễ trong đời sống, trở thành phong tục tập quán, truyền thống, tâm lý của người dân; vì vậy để khắc phục những phong tục tập quán lạc hậu và loại bỏ các hủ tục này cần phải có thời gian và thực hiện đồng bộ các giải pháp. Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập quốc tế, những thách thức tác động mặt trái của cơ chế thị trường cũng đã làm nảy sinh những tiêu cực mới.

Để tiếp tục phát huy kết quả đạt được, khắc phục những bất cập, theo Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL), cần tiếp tục thực hiện nghiêm những văn bản quan trọng như Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Kết luận số 51-KL/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 27-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII); Chỉ thị số 30/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản liên quan của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang.

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp và sự phối hợp đồng bộ, thống nhất của các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể phải đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, cần phát huy vai trò gương mẫu của cán bộ đảng viên, công chức, viên chức trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang cần được lồng ghép vào phong trào TDĐKXDĐSVH và các phong trào thi đua khác; lồng ghép vào xây dựng, thực hiện hương ước, quy ước của thôn, làng, ấp bản, tổ dân phố.

Các nhiệm vụ, giải pháp được nhấn mạnh gồm: Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong hướng dẫn, chỉ đạo triển khai thực hiện các văn bản của Đảng, Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, đặc biệt là những nhiệm vụ tại Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; đưa các nội dung công tác triển khai thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang vào Nghị quyết nhiệm kỳ của Đảng bộ, Chi bộ để lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị.

“Đẩy mạnh công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào TDĐKXDĐSVH và các phong trào thi đua khác, trong đó lấy việc thực hiện tốt nếp sống văn minh trong tổ chức lễ cưới, lễ tang là tiêu chuẩn bình xét thi đua. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; chủ động nhân rộng các mô hình đem lại hiệu quả hiện có tại các địa phương…”, Cục Văn hóa cơ sở nhấn mạnh. 

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Hồng - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Hồng - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanhong.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang