image advertisementanh tin baiimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin baiimage advertisement
image advertisementanh tin baiimage advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Quy định giao, quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa
Lượt xem: 2079

Quy định giao, quản lý và sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa

Đất nghĩa trang, nghĩa địa là một trong những loại hình đất đai quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân khi chết đi, cũng như trật tự an toàn xã hội. Do đó, các vấn đề liên quan đến đất nghĩa trang, nghĩa địa luôn được Nhà nước và người dân đặc biệt quan tâm.

1. Các vấn đề liên quan đến đất nghĩa trang, nghĩa địa:

– Hiểu một cách đơn giản, đất nghĩa trang là nơi chôn cất người chết.

– Đất nghĩa trang là loại đất có giá trị sử dụng đặc biệt. Bởi nó không sử dụng vào mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh sống, sản xuất và xây dựng đời sống của người sống, mà mang giá trị tâm linh cao, là nơi chôn cất người đã chết.

– Theo quan niệm dân gian của người dân Việt Nam, khi con người chết đi, họ sẽ được đem đi chôn cất tại một địa điểm nhất định. Phần đất nơi họ được chôn cất là mộ của họ. Vậy nên, hiện nay, dù xã hội có phát triển ra sao, các công trình xây dựng hạ tầng phát triển như thế nào, thì diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa vẫn phải được đảm bảo, không được xâm phạm.

– Đất nghĩa trang, nghĩa địa có ý nghĩa đặc biệt sâu sắc:

+ Đây là nơi chôn cất người chết. Do đó, nó mang giá trị tâm linh cao. Người ta thường nói, nghĩa trang, nghĩa địa là nơi an nghỉ cuối cùng của người đã khuất. Khi chết đi, con người sẽ trở về với đất mẹ. Đất nghĩa trang là loại đất chịu trách nhiệm thực hiện mục đích thiêng liêng, đầy giá trị tâm linh đó.

+ Đất nghĩa trang là phần đất chôn cất người chết. Tức nó giúp cơ quan Nhà nước giải quyết vấn đề điều chỉnh sự phân bổ mộ phần của người đã chết. Nhà nước phân bổ một khu đất nghĩa địa riêng, để con người khi chết sẽ được đem đến đó chôn cất. Tránh trường hợp chôn người chết không đúng nơi quy định, gây ảnh hưởng cho các hoạt động xây dựng công trình sau này.

+ Đất nghĩa trang, nghĩa địa mang gia trị tâm linh cao. Nó giúp người dân yên tâm về người thân đã mất của mình, rằng mộ phần của họ được quản lý và bảo vệ.

– Chính vì ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của đất nghĩa trang, nghĩa địa, nên Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể và rõ ràng về việc sử dụng và quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa.

2. Quy định chung của Nhà nước về đất nghĩa trang, nghĩa địa:

Công tác quản lý đất đai luôn được Nhà nước duy trì thực hiện một cách chặt chẽ, khách quan và rõ ràng. Bao gồm cả việc quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa.

– Điều 162 Luật đất đai 2013 đã đưa ra những quy định cụ thể, rõ ràng về đất làm nghĩa trang, nghĩa địa như sau: 

+ Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa phải quy hoạch thành khu tập trung, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, xa khu dân cư, thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, hợp vệ sinh, bảo đảm môi trường và tiết kiệm đất.

 

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định mức đất và chế độ quản lý việc xây dựng phần mộ, tượng đài, bia tưởng niệm trong nghĩa trang, nghĩa địa bảo đảm tiết kiệm và có chính sách khuyến khích việc an táng không sử dụng đất.

+  Nghiêm cấm việc lập nghĩa trang, nghĩa địa trái với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

– Điều 3 quyết định 30/2021/QĐ-UBND của thành phố Hồ Chí Minh là quy định điển hình về việc quản lý và sử dụng đất nghĩa địa ở địa phương cụ thể. Mặc dù quy định này chỉ được áp dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, song nó cũng giúp người dân nhìn nhận được những nguyên tắc xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng như sau: 

+  Khuyến khích đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng phục vụ cho nhiều quận, huyện; sử dụng hình thức táng mới văn minh, hiện đại nhằm tiết kiệm tối đa quỹ đất, kinh phí xây dựng và đảm bảo yêu cầu môi trường và cảnh quan xung quanh.

+ Việc táng phải được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân các cấp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố.

Trường hợp đặc biệt (khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh) phải táng người chết ngoài khu vực nghĩa trang do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.

+ Lập và triển khai Đề án để di dời các nghĩa trang, nghĩa địa và các khu mộ riêng lẻ về các nghĩa trang được quy hoạch.

+ Khuyến khích sử dụng hình thức hỏa táng tiên tiến, hiện đại trong việc táng nhằm góp phần bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm, tiết kiệm quỹ đất và hướng tới phát triển bền vững.

+ Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở hỏa táng cũng như nghiên cứu, chế tạo, sản xuất và cung cấp các thiết bị hỏa táng hiện đại, tiết kiệm năng lượng và đảm bảo vệ sinh môi trường.

+ Vệ sinh trong mai táng, hỏa táng và vệ sinh trong xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng thực hiện theo quy định của Bộ Y tế và các quy định khác do Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành.

+ Chủ đầu tư xây dựng nghĩa trang, cơ sở hỏa táng có trách nhiệm quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.

+ Người sử dụng dịch vụ nghĩa trang, dịch vụ hỏa táng phải tuân thủ các quy định về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng theo quy định của Quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan.

+ Các đối tượng bảo trợ xã hội khi chết được hỗ trợ chi phí mai táng, hỏa táng theo quy định hiện hành.

+ Cơ quan quản lý nhà nước về nghĩa trang theo phân cấp của Ủy ban nhân dân Thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát công tác quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng; kiến nghị hoặc xử lý các vi phạm về quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng trên địa bàn theo thẩm quyền.

+ Việc quản lý nghĩa trang phải tuân thủ theo các quy định hiện hành và quy định này, phải phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, nếp sống văn minh, tiết kiệm đất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

3. Quy định của pháp luật về sử dụng, quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa:

Nhà nước đã đưa ra những quy định về việc sử dụng, quản lý đất nghĩa trang, nghĩa địa qua Nghị định số 23/2016/NĐ-CP. Theo đó, việc xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng tuân thủ theo các quy tắc nhất định sau đây:

– Thứ nhất, nghĩa trang phải được xây dựng theo quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị hoặc quy hoạch nghĩa trang vùng tỉnh, quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Các nghĩa trang đang hoạt động hoặc đã đóng cửa phải được định kỳ chăm sóc, bảo quản, gìn giữ phần mộ, tro cốt tại các nhà lưu giữ, duy tu bảo dưỡng các công trình trong nghĩa trang; bảo đảm các quy định về vệ sinh môi trường trong nghĩa trang. Khoảng cách an toàn môi trường từ hàng rào nghĩa trang tới khu dân cư, công trình công cộng phải đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về quy hoạch xây dựng.

– Thứ hai, đối với việc quản lý sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa:

+ Việc quản lý sử dụng đất trong nghĩa trang phải tuân thủ theo quy hoạch chi tiết xây dựng nghĩa trang được cấp có thẩm quyền phê duyệt và các quy định hiện hành khác, đảm bảo sử dụng đất mai táng đúng mục đích; diện tích đất tối đa sử dụng cho phần mộ cá nhân phải tuân thủ theo quy định;

+ Khi có nhu cầu đăng ký và chuyển nhượng phần mộ cá nhân, người được đăng ký trước phần mộ cá nhân theo quy định không được chuyển nhượng phần mộ cá nhân; 

+ Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng cho phần mộ cá nhân trong nghĩa trang đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hợp đồng được ký kết giữa đại diện chủ đầu tư và người sử dụng dịch vụ. Hợp đồng có thể được lập riêng hoặc chung với hợp đồng dịch vụ nghĩa trang. Người sử dụng dịch vụ đã ký hợp đồng nhưng có nhu cầu cho, tặng, chuyển nhượng hợp đồng cho người khác sử dụng thì phải lập lại hợp đồng ký giữa chủ đầu tư và người nhận cho, tặng, chuyển nhượng tuân thủ theo các quy định của pháp luật hiện hành.

– Thứ ba, điều kiện đăng ký trước khi sử dụng phần mộ cá nhân trong nghĩa trang được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định sau đây:

+  Người được đăng ký trước phần mộ cá nhân trong nghĩa trang bao gồm: Người từ 70 tuổi trở lên, người mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định do Bộ Y tế ban hành, người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang; 

+ Hồ sơ đăng ký của người được đăng ký trước phần mộ cá nhân gồm: Đơn đề nghị, giấy tờ tùy thân của công dân (thẻ căn cước hoặc giấy chứng minh thư nhân dân hoặc hộ khẩu); giấy xác nhận của bệnh viện mắc bệnh hiểm nghèo (đối với người mắc bệnh hiểm nghèo); giấy chứng tử và giấy đăng ký kết hôn (đối với người có vợ hoặc chồng đã được an táng trong nghĩa trang); 

+ Hồ sơ đăng ký nộp tại đơn vị quản lý nghĩa trang trên địa bàn. Thời gian giải quyết không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Các giấy tờ quy định là bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu hoặc bản sao chứng thực.

Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:

– Luật Đất đai 2013

– Nghị định số 23/2016/NĐ-CP về xây dựng, quản lý, sử dụng nghĩa trang và cơ sở hỏa táng.

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Hồng - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Hồng - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanhong.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang