image advertisementanh tin baiimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin baiimage advertisement
image advertisementanh tin baiimage advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
CHA MẸ - NGƯỜI BẠN, NGƯỜI THẦY LỚN CỦA CON!
Lượt xem: 61

CHA MẸ - NGƯỜI BẠN, NGƯỜI THẦY LỚN CỦA CON!

 

“Em bận lắm, làm sao có thời gian trông coi nó học được?”

“Con nhà em ở nhà ngoan lắm mà cô, sao lại có thể đánh bạn được?”

“Vâng, em biết rồi! Để lát về em cho nó một trận!”

“Dạy con bây giờ sao khó thế? Mệt hơn cả đi làm cô ạ!”

……………………………………………………………..

…………………………………………………….vv

anh tin bai

Đúng, dạy con bây giờ sao khó thế? Nuôi dưỡng cả một khối tài sản to đùng quý giá như thế cơ mà, đương nhiên là phải khó rồi! Khó nên phải kì công! Khó nên phải học!

Hơn ba mươi năm làm công tác giáo dục và cũng gần ba mươi năm làm mẹ, tôi thấm thía hơn ai hết vai trò của cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Mỗi năm chủ nhiệm lớp, tôi lại nhận thấy sự thay đổi của lứa tuổi các em. Cũng lứa tuổi đó, năm trước cách dạy này là phù hợp, nhưng sang năm sau thì áp dụng không hiệu quả. Hôm qua thủ thỉ giảng giải con hiểu, nhưng ngày mai có thể lại cần sự nghiêm khắc. Sự thay đổi không ngừng của xã hội bên ngoài đã kéo theo những thay đổi chóng mặt của bọn trẻ. Và vai trò của gia đình chúng ta ở đâu trong khi bọn trẻ đang thay đổi từng ngày?

Mấy năm gần đây, sau đại dịch Covid, có lẽ các con là những người chịu thiệt thòi nhất. Kinh tế khó khăn, nhiều bố mẹ mải lo bươn trải bên ngoài nhiều hơn trước, thời gian dành cho con cũng ít dần đi. Truyền thông bên ngoài cũng thường xuyên cập nhật nhiều phương pháp giáo dục, trong đó đề cao cách giáo dục trẻ tự lập. Nhưng tự lập khác với tự do. Hơn nữa tự lập như thế nào lại là một dự án phải được thiết kế thi công từ giai đoạn đầu tiên chứ không thể là thời vụ, chạy theo xu hướng. Và thế là, thay vì dạy con tự lập thì nhiều gia đình lại đang thả con tự do. Thời gian đầu, theo tâm lí của trẻ, các con sẽ vô cùng thích thú và thoải mái. Bố mẹ cũng thấy nhàn hơn. Nhưng thực tế, các con chưa đủ lớn để hiểu cái gì là cần thiết và quan trọng với mình, cái gì lợi trước mắt và cái gì hại về sau. Tự do mức nào thì sẽ vừa đủ?

Sự thay đổi của xã hội cũng kéo học trò của chúng ta “lớn” nhanh quá. Lứa tuổi cuối cấp tiểu học bây giờ cũng khác trước rất nhiều. Các em có thể chưa thấm lời giảng của thầy cô, bố mẹ nhưng lại dễ dàng làm theo những điều thấy ở trên internet, tin ngay những điều mà bạn bè rủ rê. Chỉ cần chúng ta “quên” các con đi ít ngày thì bọn trẻ đã đi xa quá rồi!

Trước những thay đổi theo cả hai chiều hướng tích cực và tiêu cực đó thì sự phối kết hợp đúng đắn và thống nhất, đồng bộ giữa gia đình - nhà trường và xã hội càng cực kì quan trọng để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Vậy gia đình chúng ta có thể làm gì để con tự do trong một không gian lành mạnh và từng bước tự lập? Hãy đồng hành cùng con! Chỉ có đồng hành cùng con thì cha mẹ mới có thể nhận biết sự thay đổi của con, nắm bắt được những nhu cầu, mong muốn của con, mới biết được lúc nào con cần mình hỗ trợ, sẻ chia. Tùy vào điều kiện hoàn cảnh, đời sống của mỗi gia đình và giai đoạn phát triển của con mà có cách đồng hành cho phù hợp. Ở lứa tuổi cuối cấp tiểu học, công việc học tập trở thành nhiệm vụ chủ đạo của các em. Vì vậy các bậc cha mẹ phải quan tâm tạo điều kiện thuận lợi như giúp các em rèn luyện các nề nếp thói quen và kĩ năng tự học, rèn các kĩ năng tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, gần gũi chia sẻ với con những thắc mắc, khó khăn của tuổi dậy thì, tạo cho các con một không gian tự do trong sự kiểm soát của bố mẹ. Hãy linh hoạt giữa việc giáo dục bằng yêu thương và kỉ luật, giữa mềm mỏng với cương quyết, giữa khen thưởng với xử phạt.

Để việc giáo dục gia đình có hiệu quả tốt, các bậc cha mẹ cũng cần quan tâm xây dựng một gia đình ấm áp, trong đó mọi thành viên có nghĩa vụ và trách nhiệm với nhau. Cha mẹ cũng cần xây dựng một phong cách sinh hoạt có nề nếp, phù hợp nhu cầu hứng thú nhằm phát huy những mặt tích cực của trẻ. Đặc biệt cha mẹ, người lớn phải giữ uy tín vai trò gương mẫu của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Thường xuyên liên hệ chặt chẽ với nhà trường, đoàn thể để nắm được mục đích giáo dục, có sự phối hợp chặt chẽ. Hãy có mặt đầy đủ trong  những cuộc họp do nhà trường tổ chức, cùng con tham dự, trải nghiệm những hoạt động của nhà trường. Gia đình cần xây dựng truyền thống “tôn sư trọng đạo”, bảo vệ uy tín thầy cô giáo, tuyệt đối tránh các hành vi thiếu tôn trọng thầy cô giáo trước mặt con cái.

anh tin bai
anh tin bai
anh tin bai

Một số hình ảnh  họp phụ huynh học sinh tại trường Tiểu học Xuân Hồng

Tuổi thơ của con chỉ có một lần và không bao giờ có thể quay lại hay thay đổi được. Chính vì vậy, trước khi thời gian trôi qua và con dần lớn lên, hãy cùng con tạo một miền ký ức tràn ngập tiếng cười và kỷ niệm đẹp dù là học hay chơi với sự đồng hành của bố mẹ và gia đình.

Hãy nuôi dạy con như chăm sóc một cái cây. Khi cái cây chậm lớn, ta thường không đổ lỗi cho cái cây đó. Ta cẩn thận xem cái cây có thiếu nước, thiếu chất dinh dưỡng hay không, có thừa hay thiếu ánh sáng và có bị sâu bệnh hay không? Ta tìm mọi cách để nâng niu cho cái cây phát triển. Khi con chưa ngoan, ta hãy đối xử với con như thế. Ta hãy tìm cách để hiểu con như hiểu cái cây kia, đừng vội vàng đổ lỗi và trách mắng! Bởi mỗi cái cây của chúng ta đâu thể trồng lại lần thứ hai!

Ngày hôm nay, trong cái rét tê tái của của tiết mưa lạnh cuối đông, giữa những bộn bề hối hả của những ngày giáp Tết, tôi đã được gặp những người làm vườn như thế! Tôi tin rằng sẽ có một vườn cây xanh tốt đơm hoa kết trái, vững vàng tỏa bóng mát trong tương lai!

 

Tác giả: Cô giáo Đặng Thị Thanh Hương – Giáo viên chủ nhiệm lớp 5A3

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Hồng - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Hồng - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanhong.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang