image advertisementanh tin baiimage advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
anh tin baiimage advertisement
image advertisementanh tin baiimage advertisement

 

 

Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?
Lượt xem: 2343

Chuyển đổi số trong giáo dục là gì?

1. Chuyển đổi số trong giáo dục là ứng dụng công nghệ kỹ thuật số và hệ thống thông tin internet vào lĩnh vực giáo dục để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và quản lý giáo dục. Bao gồm cải tiến phương pháp giảng dạy, cải tiến các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ học tập, nâng cao trải nghiệm của học sinh, sinh viên và người tham gia đào tạo.

Chuyển đổi số giúp tạo ra môi trường học tập nơi mà mọi thứ kết nối với nhau. Sự kết hợp mới mẻ của công nghệ, bảo mật nhằm thu hẹp khoảng cách địa lý để tạo ra trải nghiệm trong học tập, đồng thời tăng cường sự tương tác của mọi người. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi số trong giáo dục cũng đặt ra một số thách thức, bao gồm việc đảm bảo truy cập công bằng đến công nghệ, đào tạo và hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, và đảm bảo an toàn và bảo mật thông tin trong môi trường số.

2. Một vài ví dụ về chuyển đổi số đang được áp dụng trong các Trường trên địa bàn xã:

Học trực tuyến (E-learning): Các trường học và tổ chức giáo dục cung cấp các khóa học trực tuyến thông qua nền tảng và công cụ kỹ thuật số, cho phép học sinh học tập mọi lúc, mọi nơi. Ví dụ: Coursera, edX, Udemy,...

Giáo trình điện tử: Sáng kiến việc thay thế sách giáo khoa truyền thống bằng giáo trình điện tử, giúp tiết kiệm giấy và dễ dàng cập nhật nội dung. Các ứng dụng như Kindle, iBooks, Google Play Books hỗ trợ đọc sách điện tử trên các thiết bị di động.

Phần mềm quản lý học tập (LMS - Learning Management System): Các hệ thống quản lý học tập như MoodleBlackboardCanvas,... hỗ trợ giáo viên quản lý khóa học, đánh giá và theo dõi tiến độ của học sinh một cách dễ dàng và hiệu quả.

Công cụ hợp tác trực tuyến: Sử dụng các ứng dụng như Google Classroom, Microsoft Teams, Zoom,... để giáo viên và học sinh tương tác, học tập cùng nhau một cách linh hoạt và hiệu quả.

Ứng dụng hỗ trợ học tập: Các ứng dụng hỗ trợ học tập như Quizlet, Duolingo,... giúp học sinh rèn luyện kỹ năng và kiến thức thông qua các bài tập và hoạt động trực tuyến thú vị.

Trí tuệ nhân tạo và học máy trong giáo dục: Sử dụng trí tuệ nhân tạo và học máy để phân tích dữ liệu học tập, đưa ra gợi ý cá nhân hóa, cải thiện chất lượng giảng dạy và hỗ trợ quá trình học tập của học sinh.

Thực tế ảo và thực tế ảo tăng cường: Ứng dụng công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) vào giáo dục, giúp học sinh trải nghiệm môi trường học tập sinh động, tương tác và gần gũi hơn với thực tế.

Những ví dụ trên biểu hiện chuyển đổi số đã tạo ra nhiều cơ hội và tiềm năng cho giáo dục, giúp nâng cao chất lượng học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh trong thời đại kỹ thuật số.

3. Tầm quan trọng của chuyển đổi số trong giáo dục

Tầm quan trọng và lợi ích của chuyển đổi số trong giáo dục là giúp việc cung cấp giáo dục chất lượng và cơ hội bình đẳng cho tất cả mọi người trên toàn thế giới.

 Thông tin đa dạng

1.                 Linh hoạt trong học tập

2.                 Tư duy mở

3.                 Phổ biến kiến thức kỹ thuật số cho sinh viên

4.                 Học tập được cá nhân hóa

5.                 Tương tác nhiều hơn

Giờ đây, mọi thông tin dường như đều có thể tìm thấy trên Internet, đa dạng các chủ đề và có tính tin cậy cao. Học sinh, sinh viên cần chọn lọc và tìm kiếm thông tin một cách thông minh để tiếp cận được với thông tin bổ ích và chính xác nhất.

Linh hoạt trong học tập

Các lớp học trực tuyến trên Zoom, Teams, Google Meets,... giúp học sinh, sinh viên có thể tham gia học tập mọi lúc, mọi nơi, trao đổi kiến thức, thảo luận hoặc tương tác với nhau một cách dễ dàng.

Tư duy mở

Thông qua các ứng dụng như Skype hay các trang mạng xã hội phổ biến khác, học sinh, sinh viên có thể dễ dàng giao tiếp trong thời gian thực trên toàn cầu. Điều này giúp họ có thể mở mang tầm nhìn, cập nhật nhanh chóng các thông tin, kiến thức hữu ích.

Phổ biến kiến thức kỹ thuật số cho sinh viên

Sinh viên ngày nay tốt nghiệp và sẽ trở thành lực lượng lao động chính của đất nước. Vì vậy, công nghệ, kỹ thuật số là cốt lõi trong các hoạt động làm việc của họ. Có thể thấy, chuyển đổi số trong giáo dục góp phần rất lớn trong việc trau dồi kiến thức kỹ thuật số cho sinh viên.

Học tập được cá nhân hóa

Các công nghệ, phần mềm học trực tuyến hiện đại cho phép học sinh, sinh viên dễ dàng tùy chỉnh các bài giảng theo tốc độ phù hợp, đúng sở thích và mức độ khả năng nhận thức của mỗi người. Bên cạnh đó, các nền tảng học tập tùy chỉnh cũng cho phép học sinh, sinh viên kết hợp các tài liệu học tập từ nhiều nguồn khác nhau, nhờ vậu sẽ có những trải nghiệm phù hợp hơn.

Tương tác nhiều hơn

Giáo viên có thể cung cấp cho học sinh những phương pháp thú vị hơn để học tập, đồng thời dễ dàng tiếp thu thông tin mới bằng các công cụ hiện đại như máy tính bảng, máy chiếu, chatbot, AR/ VR, phần mềm hỗ trợ AI,...

Việc chuyển đổi số trong giáo dục giúp tạo ra sự tiếp cận thông tin và kiến thức một cách dễ dàng, thu hẹp khoảng cách địa lý, cung cấp linh hoạt về thời gian và không gian học tập,  tạo ra nhiều cơ hội học tập và phát triển bản thân.

Khái niệm "số hóa" trong lĩnh vực chuyển đổi số giáo dục liên quan đến việc chuyển đổi các hoạt động giáo dục và quy trình liên quan từ hình thức truyền thống sang hình thức dựa trên công nghệ số. Công nghệ số hóa giáo dục cho phép mọi người học theo tốc độ cá nhân, trải nghiệm nhiều nguồn tài liệu học tập đa dạng, tương tác và hợp tác trực tuyến và đánh giá tiến trình học tập một cách chi tiết.

Một vài Ví dụ về chuyển đổi số trong giáo dục: Nhiều trường học tiến hành áp dụng phương thức dạy học trực tuyến, tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên học tập linh hoạt và an toàn, như tổ chức các khóa học E-learning, tài liệu, Ebook online,...

4. Cơ hội chuyển đổi số trong giáo dục giai đoạn hiện nay

Chuyển đổi số trong giáo dục mở ra nhiều cơ hội trong việc cải thiện và phát triển giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân trong thời đại công nghệ 4.0. Một số cơ hội nổi bật:

Tăng cường cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Sự phát triển của công nghệ thông tin và internet tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giáo dục trực tuyến. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bao gồm mạng internet nhanh và ổn định, sẽ giúp thúc đẩy giáo dục số.

Mở rộng tiếp cận công nghệ: Đảm bảo rằng học sinh, giáo viên và nhà trường có khả năng sử dụng công nghệ là một cơ hội lớn. Điều này giúp tất cả các bên liên quan tận dụng các công cụ và ứng dụng kỹ thuật số để nâng cao chất lượng giáo dục.

Phát triển nội dung số hóa: Chuyển đổi số trong giáo dục cần có nội dung số hóa phù hợp với nhu cầu giảng dạy và học tập hiện đại. Việc tạo ra và chia sẻ nội dung giáo dục số đa dạng và chất lượng là một cơ hội quan trọng để nâng cao hiệu quả giảng dạy và học tập.

Sự phát triển của hệ thống học trực tuyến: Các nền tảng học trực tuyến và khóa học trực tuyến mở (MOOCs) cung cấp cơ hội cho mọi người tiếp cận giáo dục một cách linh hoạt và phù hợp với nhu cầu cá nhân, không phân biệt giới tính, địa lý hay tình trạng kinh tế.

Hỗ trợ và đầu tư từ chính phủ và các tổ chức: Chính phủ và các tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chuyển đổi số giáo dục. Hỗ trợ tài chính, đầu tư vào đề án nghiên cứu và phát triển công nghệ giáo dục, cũng như xây dựng các chính sách phù hợp giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho chuyển đổi số trong giáo dục.

Tích hợp công nghệ vào quy trình giảng dạy: Công nghệ giúp nâng cao phương pháp giảng dạy, tạo ra môi trường học tập tương tác và hấp dẫn hơn. Các công cụ như bảng trắng thông minh, phần mềm giáo dục và ứng dụng di động có thể giúp tăng cường sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và kỹ năng tư duy.

Phát triển kỹ năng số cho giáo viên và học sinh: Để thành công trong chuyển đổi số giáo dục, cần đảm bảo rằng cả giáo viên và học sinh đều có kỹ năng cần thiết để sử dụng công nghệ. Đào tạo, tập huấn về chuyển đổi số trong giáo dục và hỗ trợ liên tục giúp thầy cô và học sinh làm quen và phát triển kỹ năng số của họ.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong giáo dục: Trí tuệ nhân tạo đang mở ra nhiều cơ hội mới trong lĩnh vực giáo dục, bao gồm hệ thống học tập cá nhân hóa, phân tích dữ liệu học tập và hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy. Việc tận dụng AI trong giáo dục giúp nâng cao hiệu quả học tập và đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh.

Hợp tác giữa các bên liên quan: Sự hợp tác giữa các nhà trường, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và chính phủ là rất quan trọng để đạt được chuyển đổi số thành công trong giáo dục. Mối quan hệ hợp tác giữa các bên liên quan giúp tận dụng tài nguyên, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra các giải pháp phù hợp với từng đối tượng.

Thúc đẩy nghiên cứu và đổi mới trong giáo dục: Nghiên cứu và đổi mới trong giáo dục là cơ hội để phát triển các công cụ, phương pháp giảng dạy mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Việc khuyến khích và hỗ trợ nghiên cứu tiểu luận, cũng như chấp nhận sự thay đổi và đổi mới, sẽ giúp tạo ra một môi trường giáo dục tiên tiến hơn.

Những cơ hội này cho thấy rằng chuyển đổi số trong giáo dục đang mở ra nhiều triển vọng hấp dẫn. Để đạt được thành công trong quá trình này, cần có sự đồng lòng và phối hợp của toàn xã hội, bao gồm cả giáo viên, học sinh, gia đình, cộng đồng và chính phủ.

5. Thách thức và khó khăn của quá trình chuyển đổi số trong giáo dục

Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục mang đến nhiều lợi ích vô cùng to lớn. Tuy nhiên, cũng đồng thời đối diện với một số thách thức như thiếu hạ tầng kỹ thuật và internet, khó khăn trong đào tạo năng lực số hóa cho giáo viên, chấp nhận sự thay đổi, phân hóa tiếp cận công nghệ, sự khác biệt về kiến thức của giáo viên, chi phí đầu tư ban đầu,...

Không muốn thay đổi

Các tổ chức giáo dục có thể lo lắng về vấn đề công nghệ thay thế hệ thống giáo dục truyền thống và ngần ngại bước ra khỏi vùng an toàn. Do đó, cần thuyết phục với các giáo viên rằng, công nghệ tiên tiến nhất cũng không bao giờ có thể thay thế họ.

Thay vào đó, chuyển đổi số sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho giáo viên trong việc chuẩn bị tài liệu, hoạt động lớp học, đồng thời giúp các bài học trở nên thú vị và có nhiều thông tin hữu ích hơn.

Quá trình tiếp cận kiến thức trực tuyến ở vùng sâu, vùng xa còn khó khăn

Với những khu vừng miền núi, vùng sâu, vùng xa, hạ tầng Internet và các trang thiết bị công nghệ thông tin chưa đầy đủ và đảm bảo. Điều này ảnh hưởng sâu sắc tới công tác quản lý giáo dục trong việc dạy và học.

Đây là vấn đề cần được ưu tiên giải quyết để triển khai thành công quá trình chuyển đổi số trong giáo dục trên cả nước. Đồng thời đáp ứng nhu cầu dạy học trực tuyến khi điều kiện học trực tiếp không cho phép, do địa hình, thời tiết,...

Thiếu kỹ năng liên quan

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số trong giáo dục là thiếu kiến thức và kỹ năng công nghệ. Ít nhà giáo dục có hiểu biết toàn diện về cách sử dụng các công cụ và giải pháp kỹ thuật số trong hoạt động dạy và học. 

Do đó, họ cần được đào tạo và cập nhật kiến thức liên tục. Một số kỹ năng công nghệ cơ bản có thể giúp giáo viên thiết lập nền tảng học tập trực tuyến, phân phối các bài tập kỹ thuật số và tạo động lực cho học sinh/ sinh viên của mình.

6. Chưa kiểm soát sát sao và toàn diện về học liệu số

Kho tài liệu số chuẩn xác thì mới đáp ứng được nhu cầu học tập và nghiên cứu của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên nguồn nhân lực và ngân sách tại Việt Nam vẫn còn eo hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu này.

Thực tế cho thấy, tình trạng học liệu số tràn làn, thiếu tính xác thực cũng như không được kiểm soát chặt chẽ về nội dung. Điều này gây ra tình trạng không đồng nhất về kiến thức, gây ra nhiều hệ lụy như tốn thời gian, ngân sách,...

7. Các quy định pháp lý về giáo dục vẫn chưa hoàn thiện

Các quy định pháp lý chuyên về giáo dục chưa hoàn thiện là vấn đề gây ảnh hưởng đến quyền sở hữu trí tuệ, an ninh thông tin,... Chuyển đổi số trong giáo dục chính là cơ hội để hoàn thiện quy định về thời lượng, phương thức kiểm tra, công nhận kết quả của việc học trực tuyến.

Tuy nhiên, thực tế thì những vấn đề này vẫn chưa được triển khai toàn diện, đồng nhất và chặt chẽ, gây ra nhiều bất cập trong quá trình chuyển đổi số.

8. Giải pháp chuyển đổi số trong ngành giáo dục

Với những khó khăn và thách thức khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục, Việt Nam cần có những giải pháp, chiến lược dài hạn với một kế hoạch cụ thể, rõ ràng và chia sẻ sáng kiến kinh nghiệm (SKKN) về chuyển đổi số trong giáo dục:

1.                 Nâng cao nhận thức

2.                 Cải thiện cơ sở dữ liệu

3.                 Xây dựng hạ tầng mạng và các thiết bị công nghệ tiên tiến

4.                 Hoàn thiện hệ thống pháp lý, ứng dụng phần mềm quản lý

Nâng cao nhận thức của mọi người về tầm quan trọng của chuyển đổi số giáo dục

Chuyển đổi số là bước chuyển mình mạnh mẽ, đòi hỏi sự thay đổi từ trong tư duy, nhận thức của mỗi người. Do vậy, cần thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao nhận thức, phổ cập tầm quan trọng cho giáo viên, giảng viên, cán bộ nhà trường. Từ đó mới phối hợp cùng nhau xây dựng văn hóa số trong giáo dục.

Tiến hành hướng dẫn, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ trong ứng dụng công nghệ số cho tất cả những người làm công tác giảng dạy, như kỹ năng công nghệ thông tin, an toàn thông tin,... trên môi trường số.

Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục bằng cách áp dụng công nghệ số trong phương pháp giảng dạy, giúp mở ra nhiều cơ hội để tăng cường chất lượng giáo dục và giúp học sinh phát triển toàn diện trong thế giới số hóa ngày càng phát triển.

9. Cải thiện cơ sở dữ liệu

Việc chú trọng vào triển khai quản lý hệ thống, chia sẻ dữ liệu để đồng bộ trong giáo dục, chuyển đổi tất cả tài liệu từ giấy tờ qua văn bản điện tử. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng mạng, các thiết bị phục vụ quá trình dạy và học, tạo cơ hội học tập bình đẳng cho tất cả mọi người, ở mọi vùng miền có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau.

Các hoạt động như thúc đẩy triển khai học liệu số, hình thành kho học liệu mở dùng chung cho toàn ngành, đồng thời hợp tác, liên kết với các tổ chức trên thế giới, thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, khuyến khích và hỗ trợ triển khai các mô hình giáo dục đào tạo mới dựa trên các nền tảng số.

10. Xây dựng hạ tầng mạng và các thiết bị công nghệ tiên tiến

Hạ tầng mạng và các trang thiết bị phải được cải tiến, đổi mới khi chuyển đổi số trong giáo dục, đặc biệt là những nơi có kết nối kém. Tăng cường kết hợp với các công nghệ hiện đại trên thế giới như AI, Big data, IoT, Blockchain,... với cơ sở dữ liệu số để xây dựng hệ thống thu thập thông tin, đưa ra dự báo và thiết lập ứng dụng, dịch vụ phù hợp đến từng đối tượng người học.

11. Hoàn thiện hệ thống pháp lý, ứng dụng phần mềm quản lý

Việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, chính sách sẽ đảm bảo quyền lợi cho người học. Theo đó, cần thống nhất các quy định liên quan đến:

·                      Khai thác, chia sẻ dữ liệu, thông tin

·                      Hình thức giảng dạy

·                      Quản lý các khóa học trực tuyến

·                      Điều kiện cần và đủ để mở trường học

Quá trình chuyển đổi số trong giáo dục cần áp dụng các phần mềm quản lý, đây cũng là hình thức được nhiều trường học, cơ sở áp dụng. Bên cạnh đó, các phần mềm tích hợp tính năng vượt trội cũng giúp nhà trường tăng cường nghiệp vụ, quản lý hồ sơ, giảng dạy với các thao tác linh hoạt, nhanh chóng.

Việc phát triển các khóa học trực tuyến cũng góp phần rất lớn trong công tác phục vụ giáo viên dạy học tại vùng sâu, vùng xa, những nơi có hoàn cảnh khó khăn và địa hình hiểm trở, thời tiết xấu, cơ sở vật chất nhà trường chưa hoàn thiện,...

12. Sử dụng nền tảng học liệu số trong giáo dục

iGiaoduc.vn là một nền tảng giáo dục số trực tuyến được phát triển bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT), Ban điều hành Đề án Hệ tri thức Việt số hóa và các đối tác tài trợ, hỗ trợ. Nền tảng này được xây dựng nhằm mục tiêu thu thập, lựa chọn, chia sẻ học liệu số dùng chung phục vụ đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường.

iGiaoduc.vn là một kho học liệu khổng lồ với hơn 100.000 học liệu số thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm:

·                      Sách giáo khoa

·                      Bài giảng

·                      Bài tập

·                      Kiểm tra, đánh giá

·                      Trò chơi học tập

·                      Video bài giảng

·                      E-learning

Học liệu trên iGiaoduc.vn được biên soạn bởi đội ngũ giáo viên và chuyên gia uy tín, đảm bảo chất lượng cao và phù hợp với chương trình giáo dục của Việt Nam. Học liệu được cập nhật thường xuyên, giúp giáo viên và học sinh có thể tìm kiếm và sử dụng học liệu mới nhất.

iGiaoduc.vn giúp giáo viên và học sinh nâng cao chất lượng học tập. Nền tảng này giúp thầy cô có thể tìm kiếm và sử dụng học liệu chất lượng cao, giúp học sinh có thể học tập hiệu quả hơn. iGiaoduc.vn là một trong những nền tảng giáo dục số quan trọng góp phần đổi mới giáo dục Việt Nam.

Chuyển đổi số trong giáo dục cần được xem là chiến lược dài hạn với những cải cách quyết liệt, triệt để trong giảng dạy, học tập, quản lý đào tạo. Trong chuyển đổi số, công nghệ không phải là yếu tố quan trọng nhất, mà đó chính là sự quyết tâm cao độ của đội ngũ lãnh đạo cơ sở giáo dục, tư duy, nhận thức tiến bộ và sẵn sàng thay đổi của đội ngũ viên chức trong nhà trường, viên nghiên cứu,...

Chuyển đổi số trong giáo dục đã mang lại nhiều thay đổi tích cực cho cả người học và người dạy. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần nâng cao nhận thức, tư duy đúng đắn về chuyển đổi số, đồng thời cải thiện khả năng tiếp cận cho tất cả mọi người để làm cho các phương pháp học tập trở nên hấp dẫn và hiệu quả hơn.

 

Thực hiện: Xuân Cường – VP HĐND&UBND xã 

Cơ quan chủ quản: Xã Xuân Hồng - Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Xuân Hồng - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xaxuanhong.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang